Khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng (well-known mark) lần đầu tiên được quy định tại Điều 6bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (sửa đổi năm 1967) và sau đó được phát triển thêm tại Điều 16(2) và 16(3) của Hiệp định TRIPS (Việt Nam đã tham gia cả 02 điều ước quốc tế này).

Dù còn khá sơ sài, không rõ ràng và bất hợp lý ở 01 số điểm, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng đã có trong pháp luật sở hữu công nghiệp hiện hành của Việt Nam (pháp luật quốc gia).

Có thể tóm tắt các quy định trên (cả điều ước quốc tế mà Việt Nam có nghĩa vụ áp dụng và các quy định của pháp luật quốc gia) như sau:

  • Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ để chống lại các nhãn hiệu (nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ) được coi là sao chép, tương tự hoặc bản dịch của nhãn hiệu nổi tiếng nếu các nhãn hiệu này có khả năng tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng trong nhóm người tiêu dùng liên quan (the relevant sector of the public).
  • Ngay cả khi không đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng vẫn có thể được bảo hộ tại Việt Nam "trên cơ sở sử dụng" đối với các sản phẩm/dịch vụ trùng lặp hoặc tương tự với sản phẩm/dịch vụ đã giành được sự nổi tiếng, và cả các sản phẩm/dịch vụ không tương tự khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định.

    Trong thực tế, chấp nhận lập luận của Lê&Lê (đại diện của DC COMICS, USA), ngày 8/7/2004, Cục Sở hữu trí tuệ đã hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNHHH số 24089 của 01 công ty Việt Nam (Việt Địa) cho nhãn hiệu “SUPERMAN” cho các dịch vụ thuộc Nhóm 42 (gồm mua bán, đại lý ký gửi, bán buôn, bán lẻ phụ tùng cơ khí các loại phục vụ nghành công nghiệp nhẹ) – khi các dịch vụ này không tương tự với các sản phẩm đã đăng ký và nổi tiếng thuộc Nhóm 9, 16, 25 và 28 (gồm phim nhựa, băng đĩa, ấn phẩm, mũ nón, quần áo, đồ chơi, trò chơi) của GCNĐKNH số 9119 cho nhãn “SUPERMAN & Hình” của DC COMICS – trên cơ sở: (i) SUPERMAN là nhãn hiệu nổi tiếng của DC COMICS; và (ii) nhãn hiệu trong GCNĐKNHHH số 24089 là dấu hiệu gây sai lệch về xuất xứ hàng hóa (luật áp dụng trong vụ này là Bộ luật dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn, đã bị thay thế bởi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ 1/7/2006).
  • Để đánh giá xem 01 nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, bất cứ yếu tố nào – mà từ đó có thể suy luận ra là nhãn hiệu có nổi tiếng không – cũng cần phải được xem xét. Tuy nhiên, với cách quy định tại Đ. 75 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, các yếu tố cần đánh giá lại có vẻ như luôn cố định (exhaustive) và thích hợp (relevant) cho mọi trường hợp!

Dưới đây là các nhãn hiệu, do Lê&Lê đại diện, đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng trong các vụ tranh chấp (như BUDWEISER, SUPERMAN), và phải được coi là nhãn hiệu nổi tiếng (như Adidas, PRUDENTIAL & Hình, STAR MOVIES & Hình, VNPT & Hình, Thủy Tạ, Zing). 

171458
(Số GCNĐKNH)
 174414
(Số GCNĐKNH)
174415
(Số GCNĐKNH)
 
37579
(Số GCNĐKNH)
 
34282
(Số GCNĐKNH)

 
 4-2016-18017
(Số Đơn ĐKNH)

   72082
(Số GCNĐKNH)
  81245
(Số GCNĐKNH)
 
  193597
(Số GCNĐKNH)
 
   97579
(Số GCNĐKNH)
 97580
(Số GCNĐKNH)
 43444
(Số GCNĐKNH)
273414
(Số GCNĐKNH)
 
39350
(Số GCNĐKNH)
 
169961
(Số GCNĐKNH)
 
 255057
(Số GCNĐKNH)
9119
(Số GCNĐKNH)
 
185717
(Số GCNĐKNH)
 
 185418
(Số GCNĐKNH)
 185720
(Số GCNĐKNH)
 259939
(Số GCNĐKNH)
259940
(Số GCNĐKNH)
 
1101135
(Số ĐKQT)
 
 130080
(Số ĐKQT)

122005
(Số GCNĐKNH)

959532
(Số ĐKQT)

 128419
(Số GCNĐKNH)
 79804
(Số GCNĐKNH)
 82640
(Số GCNĐKNH)
61841
(Số GCNĐKNH)
 
 125562
(Số GCNĐKNH)
 83140
(Số GCNĐKNH)
 89012
(Số GCNĐKNH)
 176268
(Số GCNĐKNH)
 167741
(Số GCNĐKNH)
 1308037
(Số ĐKQT)
 1157071
(Số ĐKQT)
45982
(Số GCNĐKNH)
 

Contact Us

LÊ&LÊ
Intellectual Property
Law Firm, LLC

LÊ & LÊ Lawyers

49 Hang Chuoi Street
Hanoi
Vietnam
Tel: +(84-24) 39361314, 39362349
Email: hanoi@lele.vn

465 Ngoc Thuy Street
Hanoi
Vietnam
Email: hanoi@lele.vn